Sunday, March 16, 2014

Những loại rau gia vị giúp chữa bệnh

Những loại rau gia vị giúp chữa bệnh

Rau răm, thì là, lá lốt, sả... là các loại rau thơm hàng ngày có tác dụng chữa bệnh.
Rau thơm là gia vị phù hợp cho bữa ăn. Nhưng những loại rau ấy đã góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh. Dưới đây là 13 loại rau thơm giúp chữa bệnh và dùng làm món ăn ngon trong bữa ăn hàng ngày của bạn.
1. Rau răm
Tác dụng không ngờ từ rau răm.
Còn có tên gọi là thủy liễu, hương lục... Rau răm vị cay, tính ấm, không độc, dùng để chữa đau bụng lạnh, chữa rắn cắn, chàm ghẻ, mụn trĩ, kích thích tiêu hóa, kém ăn, làm dịu tình dục. Rau răm được trồng khắp nơi và thường được mọi người dùng làm rau sống và gia vị vào canh để có thể sát trừ một số độc chất có trong hải sản (tôm, cá...). Thường khi làm thuốc, người ta dùng tươi, không qua chế biến.
2. Thì là (thìa là)
Thì là giúp món ăn thêm hấp dẫn.
Còn gọi là thời la, đông phong. Thì là được dùng làm gia vị vào các món ăn, nhất là các món chế biến từ cá. Trong đông y, thì là là một vị thuốc rất thông dụng. Theo Nam dược thần hiệu, hạt thì là vị cay, tính ấm, không độc, điều hòa món ăn, bổ thận, mạnh tỳ, tiêu trướng, trị đau bụng và đau răng. 3. Rau mùi  Còn được gọi là ngò ta, hương tuy. Rau mùi có vị cay, tính ấm, không độc, tiêu thức ăn, trị phong tà, thông đại tiểu tiện, trị các chứng đậu, sởi khó mọc, phá mụn độc... Rau mùi được trồng phổ biến ở miền bắc và thường có trong mùa đông.
4. Mùi tàu 
Ngày nay, mùi tàu được dùng phổ biến trong bữa ăn hàng ngày.
Còn gọi là ngò tây, ngò gai, ngò tàu. Cây mùi tàu được nhân dân ta trồng phổ biến khắp nơi, dùng để ăn sống, nấu canh và làm thuốc chữa bệnh. Mùi tàu có vị the, tính ấm, mùi thơm hắc, khử thấp nhiệt, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa...
5. Húng chanh
Húng chanh có vị nhẹ, thơm, hăng....
 Còn gọi là cây rau tần. Trong dân gian thường dùng lá tươi làm rau sống trong các bữa ăn. Húng chanh vị chua the, thơm hăng, tính ấm, vào phế có công dụng giải cảm, tiêu đờm, khử độc và các chứng bệnh cảm cúm, lạnh phổi. 6.Húng quế Theo Đông y, húng quế có vị cay, tính nóng, có mùi thơm, có tác dụng làm ra mồ hôi, lợi tiểu, giảm đau. Quả có vị ngọt và cay, tính mát, có tác dụng tốt cho thị lực. Toàn cây có tác dụng chữa cảm cúm, cảm sốt nhức đầu, nghẹt mũi, đầy bụng, kém tiêu.
7. Bạc hà (húng cây)
Bạc hà chữa cảm cúm rất hữu hiệu.
Bạc hà là một bài thuốc khá hữu hiệu trong việc chữa trị cảm cúm và các vết côn trùng cắn, giúp lọi tểu hóa, chữa chứng đầy hơi, thấp khớp, nấc cục, thông cổ, trị viêm xoang nhẹ… Dầu bạc hà cay có thể làm dịu cơn hen suyễn nhẹ bằng cách ngửi. Phụ nữ có mang thì nên thận trọng khi dùng vì rất có thể dẫn đến sẩy thai.
8. Sả (cỏ chanh)
Công dụng không ngờ từ cây sả.
Sả rất tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng kích thích ra mồ hôi, hạ sốt ở người bệnh cảm và giúp lợi tiểu. Sả còn được dùng để điều trị chứng co thắt cơ, chuột rút, thấp khớp, đau đầu..
9. Tía tô
Tia tô giúp cảm cúm..
Tía tô là vị thuốc được y dược học đông phương xếp vào loại giải biểu (làm cho ra mồ hôi) thuốc nhóm phát tán phong hàn (nhóm do lạnh gây bệnh) cần chữa bằng cách cho ra mồ hôi, khỏi sốt. Không chỉ là rau gia vị thơm ngon, tía tô còn là cây thuốc được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Tía tô có hai loại: tía tô mép lá phẳng, màu tía nhạt, ít thơm và tía tô mép lá quăn, màu tía sẫm, mùi thơm nồng. Tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, chống nôn mửa, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, với giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P... tía tô có tác dụng đẹp da. Lương y Đinh Công Bảy - Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM cho biết, tía tô tốt cho phế quản, phổi. Theo Đông y, phổi tốt sẽ giúp thần sắc tươi tắn, da hồng hào. Chính vì thế, nhiều người đã dùng tía tô như một phương thuốc làm đẹp da ít tốn kém, nhưng hiệu quả.
10. Rau diếp cá
Rau diếp cá làm mát máu.
Từ lâu rau diếp cá đã được y học cổ truyền dùng để chữa các bệnh về tiêu hóa, phát ban, tắc sữa… Gần đây y học hiện đại cũng phát hiện ra nhiều tác dụng quý của loại rau - cây thuốc này như: kháng khuẩn, tiêu diệt ký sinh trùng. Cây này đã được ghi trong các sách thuốc từ cách đây hàng nghìn năm. Với giá trị làm thuốc thanh nhiệt, giải độc do làm mát huyết trong cơ thể nên trong các trường hợp bị viêm nhiễm trong cơ thể như mụn nhọt, mẩn ngứa có thể dùng rau diếp cá làm mát máu. Hoặc khi bị bệnh đường ruột, bị tiêu chảy cũng có thể dùng diếp cá. Rau diếp cá có thể dùng để hạ sốt cho trường hợp trẻ sốt mà không muốn dùng thuốc Tây, hoặc phụ nữ có thai không dùng được Tân dược. Rau này còn có thể dùng để trị táo bón do đại tràng bị nhiệt, hay dùng chữa mụn nhọt, lở ngứa.
11. Lá lốt
Lá lốt thường được dùng chữa các bệnh.
Lá lốt còn có tên là tất bát, thuộc họ hồ tiêu ( Piperaceae), Lá lốt là loại cây mọc hoang và được trồng ở khắp mọi nơi.
Lá lốt có công dụng ấm trung tiêu, ấm dạ dày. Chữa nôn mửa do bị khí lạnh bụng đầy đau. Chữa nhức đầu, đau răng, mũi luôn luôn chảy nước, đại tiện lỏng ra nước, ra máu. Trong nhân dân, lá lốt thường được dùng chữa các bệnh sau: Chữa đau nhức xương khớp, Chữa bệnh phụ khoa (các viêm nhiễm ở vùng âm đạo, ngứa, ra khí hư, Chữa đổ mồ hôi nhiều ở tay chân, Chữa bệnh tổ đỉa ở bàn tay, Chữa đau rang, Chữa viêm xoang, chảy nước mũi đặc, Giải say nắng, Chữa đau bụng lạnh, đi tiêu phân lỏng, buồn nôn, nấc cụt…
12. Đinh lăng
Đinh lăng có nhiều tác dụng cho hệ thần kinh.
Đinh lăng có tác dụng tăng biên độ điện não, tăng tỉ lệ các song alpha, beta và giảm tỉ lệ song delta. Những biến đổi này, diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới.Tăng khả năng tiếp nhận cả các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng. Tăng nhẹ quá trình hung phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ, tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt. Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn. 
13. Lá sung
Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có nhiều tác dụng
Sung là loại cây thường được trồng ven ao hồ để lấy bóng mát, lá dùng gói nem. Làm thuốc nên chọn những lá có nốt sần. Ta hay gọi là lá sung vá hay lá sung tật. Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, tiêu thũng, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa

Nguồn: GDVN

Monday, March 10, 2014

Những cách nấu nướng gây hại cho sức khỏe

http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tu-van/nhung-cach-nau-nuong-gay-hai-cho-suc-khoe-2961459.html


Những cách nấu nướng gây hại cho sức khỏe

Phương pháp nấu ăn không lành mạnh có thể gây ngộ độc thực phẩm, tăng cân và không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Đôi khi, tất cả chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể bị mất trong quá trình nấu ăn. Bạn cần tránh những cách nấu ăn sau đây gây hại cho sức khỏe.
Chiên ngập dầu
dauan-2092-1394416245.jpg
Chiên ngập dầu là một trong những cách nấu nướng kém lành mạnh nhất. Bạn nên tránh chiên thức ăn ngập dầu vì làm tăng hàm lượng chất béo bão hòa của thực phẩm. Thực phẩm chiên là lý do chính gây tăng cân và tăng cholesterol. Ngoài ra, nếu bạn ăn đồ chiên ngoài cửa hàng, dầu ăn mà họ chiên thực sự không đáng tin cậy, có thể gây nhiễm trùng dạ dày. Nếu bắt buộc phải sử dụng phương pháp nấu ăn này, hãy chắc chắn dùng giấy ăn để thấm dầu từ thực phẩm.
Than nướng
Thịt nướng là món ăn rất ngon. Nhưng sử dụng khói than củi để nấu thức ăn có thể gây hại cho sức khỏe. Khói than có thể gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp. Vì vậy, bạn có thể thay thế nướng than bằng nướng điện. Đây cũng là phương pháp thân thiện môi trường vì khói than gây ô nhiễm không khí. 
Đun nóng hộp nhựa
hopnhua-5943-1394416245.jpg
Tránh sử dụng hộp nhựa hoặc các bao plastic để nấu thức ăn trong lò vi sóng. Các hộp nhựa cũng chứa chất gây ung thư có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe của bạn. Không nên làm nóng trực tiếp hộp nhựa khi đang đậy nắp. Đây là một cách chế biến thực phẩm không lành mạnh.
Rửa rau
Lá rau là nơi tích lũy rất nhiều bụi bẩn và hóa chất, vì thế rau cần được rửa sạch trước khi thái. Nếu thái rau rồi mới rửa, các khoáng chất và chất dinh dưỡng sẽ bị mất đi đáng kể. Tương tự như vậy, cố gắng không vứt vỏ các loại rau và trái cây như táo, khoai tây... vì vỏ của chúng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.
Xào thực phẩm
Xào thực phẩm là phương pháp nấu ăn không lành mạnh cũng giống như chiên. Xào thực phẩm làm tăng chất béo bão hòa và cholesterol. Ăn uống thường xuyên thực phẩm chiên, xào đều không tốt cho sức khỏe.
Quỳnh Trang (theo Boldsky)

Cẩn trọng khi sử dụng lò vi sóng

http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gia-dinh/can-trong-khi-su-dung-lo-vi-song-2430616.html




Cẩn trọng khi sử dụng lò vi sóng

Gần đây, nhiều website và cộng đồng mạng chia sẻ về một thanh niên dùng lò vi sóng để hâm nóng tách cà phê. Sau khi đun sôi, anh lấy tách cà phê từ trong lò ra thì bị nước bắn tung tóe vào mặt, gây bỏng mặt và mù mắt.
Giải thích về trường hợp này, PGS. TS Hoàng Đình Chiến, Khoa Điện - Điện tử Đại học Bách khoa TP HCM cho biết hiện tượng nước văng ra sau khi đun nóng bằng lò vi ba là hoàn toàn có thể xảy ra.
Bản chất của chất lỏng khi đun sôi sẽ hình thành các bọt bong bóng. Việc đun trong lò vi sóng lâu làm ngăn chặn hình thành bong bóng. Khi lấy thức ăn ra khỏi lò, việc chạm vào nó sẽ làm hình thành bong bóng. Bị tác động, đưa ra ngoài đột ngột, sự xung đột về nhiệt độ có thể khiến bọt bong bóng vỡ ra, phun trào tung tóe khỏi mặt ly.
"Khi đun nóng chất lỏng, cần đảm bảo thời gian đun sôi vừa đến điểm sôi. Đun xong không nên lấy ra đột ngột mà cần mở cửa lò để chất lỏng cân bằng từ từ nhiệt độ môi trường. Tốt nhất nên đậy một nắp thủy tinh, nắp sứ lên trên ly khi đun để giữ bọt lại không vỡ ra. Bản chất của sóng vi ba có thể xuyên qua thủy tinh, sứ làm nóng chất lỏng bên trong nên việc đậy nắp sẽ không ảnh hưởng gì đến việc hâm nóng", phó giáo sư Chiến chia sẻ.
Theo kỹ sư Nguyễn Tấn Như, Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM, khi đun nước sôi trong lò vi sóng, nên bỏ thêm một que khuấy bằng gỗ trong tách nhằm phân tán nhiệt lượng, giúp bọt khí không bị bắn ra ngoài khi tác động đột ngột. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, không nên đưa mặt vào sát cốc khi lấy cốc ra khỏi lò.
Mỗi loại lò vi sóng có những hướng dẫn sử dụng riêng.
Mỗi loại lò vi sóng có những hướng dẫn sử dụng riêng. Ảnh: Lê Phương
Hiện nay, lò vi sóng ngày càng trở nên quen thuộc trong các gia đình. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhờ làm chín thực phẩm trong thời gian rất ngắn nên thức ăn được nấu bằng lò vi sóng thực chất giữ được nhiều vitamin hơn các cách nấu truyền thống. Các món ăn được đun trong lò vi sóng tiết kiệm gần 75-98% vitamin C, trong khi đó, phương pháp nấu ăn truyền thống bảo quản vitamin không vượt quá 38-60%. 
Tuy nhiên nếu sử dụng lò vi sóng không đúng cách sẽ gây ra nhiều nguy hiểm. Anh Thanh, quận 3, TP HCM, vẫn còn nhớ vụ làm cháy lò vi sóng khi qua nhà người anh họ chơi. Do lò đã cũ, anh lại cho chén kim loại đựng thức ăn vào để hâm nóng nên có tiếng nổ nhỏ. "Tuy không đến nỗi văng mảnh tứ tung nhưng lúc mở lò ra thì có mùi khét và khói bốc lên, lò bị cháy mất nguồn nên sau đó mình phải mua lại cái lò mới", anh Thanh cho biết. 
Chị Hà An, nhân viên tư vấn của một cửa hàng điện máy tại Thủ Đức cho biết, thông thường mỗi loại lò vi sóng đều có hướng dẫn sử dụng riêng bằng tiếng Việt rất rõ ràng. Người tiêu dùng cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn an toàn cho từng sản phẩm trước khi sử dụng. Hiệp hội Phục vụ Chuyên nghiệp bao gồm các nhà sửa chữa lò nướng ở Mỹ từng tiến hành một cuộc khảo sát, cho thấy hơn 56% những lò vi sóng được sử dụng có thời gian từ hai năm trở đi có mức rò rỉ bức xạ cao hơn 10% so với mức chuẩn an toàn được quy định bởi Cục Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ FDA. 
 
Lưu ý để sử dụng lò vi sóng an toàn:
 
- Quan trọng là không nên sử dụng các đồ dùng bằng kim loại để đựng thức ăn khi cho vào quay trong lò vi sóng. Những vật bằng kim loại này trong nhiều trường hợp có thể tạo ra nguy cơ phóng điện từ nguồn và gây nổ. Nên dùng các vật dụng bằng thủy tinh, gốm sứ... vừa an toàn, vừa giúp thức ăn mau được đun nóng hơn vì sóng vi ba có thể đi qua những chất liệu này để làm nóng thực phẩm dễ dàng.
 
- Tránh không chạy lò vi sóng khi bên trong không có thức ăn, hoặc lò hoạt động ở công suất cao, trong thời gian khá lâu mà lượng thức ăn cho vào lại ít. Những điều này dẫn đến việc các tia bức xạ không được hấp thụ hết sẽ phản xạ liên tục bên trong ngăn chứa và gây nổ. Giải pháp là nên đặt thường xuyên một cốc nước bên trong ngăn quay phòng trường hợp người sử dụng vô tình cho chạy lò vi sóng, chọn chế độ quay phù hợp với lượng thức ăn cho vào.
 
- Nếu không may xảy ra cháy trong lò, tuyệt đối không mở cửa lò vi sóng, mà phải ngắt nguồn điện trước, sau đó mới mở cửa.
 
- Đồ đặt trong lò rất nóng do nhiệt độ truyền từ lò sang, do đó phải sử dụng găng tay khi lấy thức ăn khỏi lò.
 
- Không vận hành khi lò vi sóng bị hỏng các mồi hàn hoặc phích cắm. Lò vi sóng không được vận hành đúng cách sẽ dễ gây tai nạn khó lường. Nếu nguồn cung cấp điện có vấn đề, cần đến gặp nhà sản xuất, trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chữa có tay nghề.
 
Nguy cơ nhất là những máy sử dụng lâu rất dễ bị hở, cong, vênh, các bức xạ vi sóng sẽ phát ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến người sử dụng. Bản chất của việc này dựa trên những tác động của bức xạ điện từ như suy yếu màng tế bào, tác động đến hệ miễn dịch, làm đục thuỷ tinh thể, ảnh hưởng lâu dài đưa đến những biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, tăng nguy cơ đau ruột thừa… Hiện nay thiết kế của các lò vi sóng cho phép máy không hoạt động khi cửa không được đóng kín, hoặc bị hở, do đó không nên tự ý thay đổi kết cấu của lò vi sóng. 
Lưu ý khi nấu ăn bằng lò vi sóng:
Nhiều người tin rằng lò vi sóng nấu chín thức ăn từ bên trong ra bên ngoài, tuy nhiên lò chỉ thực sự tác động trên các lớp bên ngoài thực phẩm, sưởi ấm thực phẩm qua các phân tử nước bên ngoài. Phần bên trong của thực phẩm được làm nóng nhờ sự chuyển nhiệt từ bên ngoài vào bên trong. Điều này giải thích tại sao lò vi sóng có thể nấu chín một khổ thịt quá dày. Để thức ăn chín đều và ngon thì nên thái thành thớ nhỏ.
Nên sử dụng đĩa hình tròn hay hình oval thay cho đĩa hình chữ nhật hoặc hình vuông vì những đĩa này dễ gây ra cháy đồ ăn đặt ở góc.
Sắp xếp đồ ăn cẩn thận, phần dày nên đặt ra phía ngoài rìa của đĩa nấu.
- Nướng trứng còn nguyên vỏ trong lò có thể gây nổ, gây bẩn lò kể cả khi lò đã ngưng hoạt động. Những thực phẩm có vỏ dày như khoai tây, táo, bí hay hạt dẻ phải được lột vỏ trước khi cho vào lò. Cần đập vỏ hoặc cắt những thức ăn có bọc kín hoặc thức ăn có lớp da dày, mở nắp hoặc gỡ nút chai trước khi nấu.
Thịt cá rã đông bằng lò vi sóng không nên đưa lại vào tủ lạnh bảo quản. Cách tốt nhất là làm chín thực phẩm đã rã dông rồi hãy đưa vào tủ lạnh.
Các loại dầu như dầu ôliu không thể làm nóng trong lò vi sóng vì các phân tử của nó thiếu sự phân cực trong nước. Đây là lý do vì sao mà bơ đông lạnh thường khó được rã đông trong lò vi sóng. 
- Không dùng các hộp làm bằng chất dẻo đựng thực phẩm bán sẵn, các hộp xốp, bao giấy nâu vì hóa chất độc từ các thứ này khi nóng có thể lẫn vào thức ăn.
- Không dùng lò vi sóng để sấy khô khăn tay, khăn bàn… vì có thể làm cháy vải và gây hỏa hoạn.
- Luôn luôn dùng đồ nấu lớn hơn món ăn để khỏi tràn ra ngoài.
- Xem xét thời gian nấu, nên đặt ở thời gian ít nhất theo dự đoán, nấu thêm nấu cần. Việc nấu quá lửa dễ gây cháy hoặc nóng chảy.
Phó giáo sư Chiến cho biết, sóng vi ba khá nguy hiểm nên nhà sản xuất đã hạn chế ảnh hưởng của sóng bằng những vỏ bọc bằng sắt. Tuy nhiên để an toàn, không nên đứng gần lò quá nhiều, dùng quá nhiều. Không tự ý tháo rời phần vỏ bọc bảo vệ năng lượng sóng của lò.
Lò vi ba có công suất khá lớn nên để đảm bảo an toàn điện khi sử dụng, không nên vận hành lò cùng lúc với nhiều vật dụng có công suất lớn khác như bếp điện, bàn ủi... Không nên bật lò vi sóng trong phòng có điều hòa nhiệt độ. Nên đặt lò cách xa tường, khoảng trống quanh lò, tối thiểu 2cm ở hai bên, 10 cm phía sau và 10 cm bên trên lò.
Không đặt lò vi sóng gần tivi hoặc radio vì có thể gây nhiễu hình ảnh và âm thanh của các thiết bị đó. Vị trí đặt tốt nhất là hãy để lò cách tivi hoặc radio tối thiểu 4m. Ngoài ra, giữ lò vi sóng cách xa nguồn nhiệt hoặc hơi nước, bởi nhiệt và hơi nước có thể làm linh kiện lò bị hư hỏng hoặc công năng suy giảm. Nên đặt lò cách xa bếp gas hoặc các thiết bị khác có sinh nhiệt độ cao. 
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, có thể khử mùi cho lò vi sóng bằng cách cho một cốc nước có vỏ chanh hoặc cam vào sâu khoang lò trong 5 phút. Lau sạch lại và làm khô với vải mềm.
=====================


Wednesday, March 5, 2014

Cẩm nang cho chuyến đi đến 'xứ sở hoa anh đào' - Nắp cống nghệ thuật trên đường phố Nhật Bản

http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/cam-nang-cho-chuyen-di-den-xu-so-hoa-anh-dao-2916023.html

Cẩm nang cho chuyến đi đến 'xứ sở hoa anh đào'

Nhật Bản có sức hút mạnh mẽ đối với du khách bởi nền văn hóa đa dạng, thiên nhiên đầy màu sắc, lãng mạn qua từng mùa trong năm.

Thời gian
Nếu thích ngắm hoa anh đào, bạn nên đến vào mùa xuân. Từ tháng 3 đến tháng 4, hoa anh đào bung sắc thắm trên khắp các công viên, chùa chiền.... Bạn cũng có cơ hội được ngắm hoa trà, hoa diên vĩ, hoa sen và cây mù tạt. Vào mùa này nhiều lễ hội được tổ chức khắp nơi.
Vào mùa hè, khắp nơi trên đất nước Nhật chuyển sang màu xanh, từ màu xanh của cây anh đào, lá phong, cây sồi cho đến những hàng thông xanh. Nhật Bản trở nên náo nhiệt và nhộn nhịp với các lễ hội và khiêu vũ "Bon odori".
Hoa-anh-dao-Nhat-khoe-sac-moi-6113-4646-
Hoa anh đào bung sắc thắm vào mùa xuân. Ảnh: sakura
Mùa thu lá nhuộm vàng, đỏ khắp nơi tạo thành khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Bạn sẽ được ngắm những thảm cây được nhuộm vàng rực trên những sườn núi. Còn nếu yêu thích trượt tuyết, hãy đến đây vào mùa đông. Bạn có tể chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc bằng tuyết và băng khổng lồ và tham gia các sự kiện và phong tục tập quán ở vùng nông thôn.
Phương tiện đi lại
Nhật Bản là một trong những quốc gia có hệ thống giao thông phát triển nhất thế giới. Với khoảng 90 sân bay phục vụ các chuyến bay nội địa và quốc tế, đây là đất nước rất dễ dàng và thuận tiện để có thể di chuyển bằng máy bay.
Tuy nhiên, du khách đến xứ sở Phù Tang nên chọn du lịch bằng tàu cao tốc bởi hầu như ở tất cả các điểm đều có hệ thống giao thông bằng đường sắt. Rất thuận tiện nếu khi du lịch vòng quanh Nhật Bản với vé JR Pass, đặc biệt là "vé tàu JR 7 ngày". Bạn có thể tham quan thoải mái không giới hạn bằng tàu JR khắp đất nước Nhật Bản trong vòng 7 ngày với mức giá hơn 28.000 yên (khoảng 5 - 6 triệu đồng).
Các tuyến tàu điện ngầm luôn có sẵn trong tất cả các thành phố lớn và cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh chóng trong ngày. Tại Tokyo, giá vé JR khởi điểm từ 130 yên (26.000 đồng). Hầu hết các trạm đều có bán vé tự động.
Trong các thành phố, xe bus và taxi hoạt động liên tục trong ngày. Tuy nhiên hơi khó khăn đối với những người không biết tiếng Nhật.
sac-mau-2706-1385541591.jpg
Lễ hội Yosakoi sắc màu ở Nhật Bản. Ảnh: wordpress
Địa điểm tham quan
Không thể bỏ qua các ngôi chùa khi bạn đến xứ sở này. Các ngôi chùa tráng lệ thể hiện nét độc đáo theo lối kiến trúc thanh lịch ở khắp nơi trên đất nước. Ngay cả những khu dân cư lớn, sầm uất như Tokyo và Osaka đều có những ngôi đền thờ đạo Shinto thanh bình bên những hàng cây xanh mướt.
Vườn Nhật Bản nổi tiếng trên thế giới nhờ vào sự tái tạo tinh tế từ vẻ đẹp của thiên nhiên. Ngồi bên hiên chùa và thả hồn vào mây gió khi ngắm khu vườn là cách tốt nhất để bạn xua tan đi những suy tư và tận hưởng những giây phút thư thái.
Thăm cảnh đồng quê ở các vùng nông thôn là những trải nghiệm rất thú vị. Chỉ mất vài giờ ngồi xe hoặc tàu từ trung tâm đô thị lớn như Tokyo sẽ đưa bạn đến những vùng đồng quê yên bình.
Matsushima là một trong 3 thắng cảnh nổi tiếng nhất của Nhật Bản, nơi đẹp như tranh vẽ với 260 hòn đảo nhỏ nằm rải rác trên vịnh.
Núi Phú Sĩ: đỉnh núi hùng vĩ này có lẽ là nơi tham quan được khao khát "phải xem" nhất đối với bất kỳ du khách nào khi đến Nhật Bản.
Ăn uống
Nhật Bản là quốc gia có nền ẩm thực tuyệt vời trên thế giới với sự tinh tế và cầu kỳ. Bạn hãy đến khu vực xung quanh bất kỳ tàu điện ngầm hoặc ga xe lửa nào để tìm hiểu về sự đa dạng trong văn hóa ẩm thực của người Nhật.
Một địa điểm lý tưởng để bạn tìm các món ăn với giá cả hợp lý là trong các cửa hàng bách hóa lớn. Ở đó người ta thường dành toàn bộ một tầng cho nhiều các nhà hàng khác nhau.
Bạn có thể thưởng thức các món ăn nổi tiếng ở Nhật như Sukiyaki, món ăn được chuẩn bị ngay tại bàn bằng cách nấu thịt bò xắt lát mỏng với nhiều loại rau cải, đậu hủ và miến. Đặc biệt đừng bao giờ bỏ qua món Kaiseki Ryori được coi là ẩm thực tinh túy nhất tại xứ sở mặt trời mọc. Món ăn này sử dụng các nguyên liệu theo mùa chủ yếu gồm rau, cá với rong biển, nấm, có hương vị rất đặc trưng.
sukiyaki-6580-1385541591.jpg
Món ăn Sukiyaki của Nhật Bản. Ảnh: Ảnh: sanbiki-restaurant
Nơi ở
Tất cả các thành phố lớn của Nhật đều có nhiều khách sạn theo phong cách phương tây, tại đây các nhân viên giao dịch bằng tiếng Anh. Tuy nhiên vào mùa cao điểm, bạn nên đặt phòng trước.
Để có một kỳ nghỉ theo đúng kiểu lãnh chúa phong kiến thời xa xưa, bạn không nên bỏ qua một đêm trọ tại các Ryokan, nhà trọ truyền thống của Nhật. Phòng ở thường là một phòng đơn lớn, không vách ngăn, có sàn trải chiếu tatami và đồ nội thất duy nhất là chiếc bàn thấp. Cửa phòng là những tấm trượt làm bằng lá cây và giấy giúp làm dịu ánh sáng. Khách sẽ nghỉ trên một tấm Futon được trải ra vào cuối  ngày.
Nếu muốn tiết kiệm hơn, bạn hãy vào Minshuku. Đây là nhà trọ tư nhân và các phòng cho thuê là một phần nhà riêng của chủ nhà. Chính vì vậy mà tiện nghi tại nhà trọ Minshuku rất đơn giản, có giá khoảng 1,5 triệu.
Mua sắm
Các cửa hàng 100 yên (khoảng 20 nghìn đồng) đang ngày càng tăng về số lượng. Một loạt các mặt hàng từ thực phẩm đến các vật dụng hàng ngày đều được bán với giá 100 yên. Bạn có thể lựa chọn và sắm cho mình những món đồ lưu niệm nhỏ tại các cửa hàng ở gần các trạm xe điện và các khu mua sắm.
Đối với hàng điện tử, nên ghé vào khu Akihabara ở Tokyo. Ở đây có hàng loạt các thiết bị điện tử gia dụng mới lạ và độc đáo.
Các nhà bán lẻ ở Nhật và đặc biệt là các cửa hàng bách hóa thường tổ chức giảm giá trên diện rộng mỗi năm 2 lần. Các sản phẩm theo mùa như quần áo và các vật dụng đều được giảm từ 30 - 50%. Thông thường tháng giêng và tháng 7 thường có hàng giảm giá.
Anh Phương

-----------------------------------------
http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/nap-cong-nghe-thuat-tren-duong-pho-nhat-ban-2850858.html

Nắp cống nghệ thuật trên đường phố Nhật Bản

Nắp cống tại hầu hết các thành phố ở Nhật đều được khoác lên mình những hình vẽ giúp người qua đường khám phá sự đặc biệt của thành phố đó.

Việc khoác những chiếc "áo" điệu đà, uyển chuyển cho phần lớn các nắp cống ở Nhật Bản đã trở thành một nét văn hóa của quốc gia này.
Việc khoác những chiếc "áo" điệu đà, uyển chuyển cho phần lớn các nắp cống ở Nhật Bản đã trở thành một nét văn hóa của quốc gia này.
Nắp cống ở mỗi thị trấn, thành phố được thiết kế theo những phong cách khác nhau, đại diện cho những nét đặc biệt của thành phố đó.
Nắp cống ở mỗi thị trấn, thành phố được thiết kế theo những phong cách khác nhau, đại diện cho những nét đặc biệt của thành phố đó.
Hơn 6.000 nắp cống trên khắp xứ sở phù tang đều được mang trên mình những biểu tượng quê hương.
Hơn 6.000 nắp cống trên khắp xứ sở phù tang đều được mang trên mình những biểu tượng quê hương.
Sự đẹp mắt, tinh tế và sáng tạo này đã khiến không ít người thích thú mang máy ảnh ra để chụp... nắp cống.
Sự đẹp mắt, tinh tế và sáng tạo này đã khiến không ít người thích thú mang máy ảnh ra để chụp... nắp cống.
Hình ảnh chủ yếu được trang trí trên nắp cống là các loài hoa...
Hình ảnh chủ yếu được trang trí trên nắp cống là các loài hoa...
... hay danh lam thắng cảnh của thành phố đó.
... hay danh lam thắng cảnh của thành phố đó.
Nắp cống ở Kobe với thiết kế như một đồng xu khổng lồ.
Nắp cống ở Kobe với thiết kế như một đồng xu khổng lồ.
Văn hóa truyện tranh nổi tiếng cũng được người Nhật đưa vào ứng dụng.
Văn hóa truyện tranh nổi tiếng cũng được người Nhật sử dụng.
manhole9-258756-1374054275_600x0.jpg
manhole10-188614-1374054275_600x0.jpg
Qua những hình vẽ trên nắp cống, người đi đường có thể khám phá được phần nào về thành phố mình đang ở.
Qua những hình vẽ trên nắp cống, người đi đường có thể khám phá được phần nào về thành phố mình đang ở.
manhole12-910211-1374054275_600x0.jpg
Suri PhanẢnh: Twisted Sifter

--------------------------------------------

'Phở Hà Nội càng bẩn càng ngon'

http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/pho-ha-noi-cang-ban-cang-ngon-2634933.html



'Phở Hà Nội càng bẩn càng ngon'

Một phóng viên nước ngoài cho rằng 'bát phở ngon nhất nằm ở những hàng quán không sạch sẽ, với những người bán hàng thô lỗ, dòng người xếp hàng dài'.

Phở, một món súp đơn giản với nước xương, gia vị, thảo mộc và sợi mỳ gạo, xuất hiện từ khoảng 100 năm trước tại miền bắc Việt Nam và kể từ đó thu hút được sự chú ý của toàn cầu, được các đầu bếp nổi tiếng người Pháp và những sinh viên người Mỹ không dư dả tiền mặt ưa thích.
Nhưng tại Việt Nam, ăn phở gần như là một nghi lễ tôn giáo – như nhà văn Nguyễn Tuân từng nói – và những bát phở trông thật bình thường đó, mà ta có thể tìm được ở mọi góc phố của Hà Nội, trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày.
pho1-409476-1368258044_600x0.jpg
Phở là một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày của người dân Hà Nội. Ảnh: AFP
"Tôi đã ăn ở đây hơn 20 năm rồi", anh Trần Văn Hưng cho AFP biết khi đang ngồi run rẩy trong cái lạnh buốt của mùa đông Hà Nội tại quán phở Thìn. "Những người bán hàng ở đây luôn cục cằn với tôi. Tôi quen rồi. Tôi không quan tâm", người đàn ông 39 tuổi nói, cho biết thêm anh đã ăn món phở từ khi danh tiếng của quán phở trên phố Lò Đúc này vẫn còn khiêm tốn.
Phở là một món ăn chính tại Việt Nam. Phở được phục vụ cho tất cả mọi thời gian trong ngày và được cả người nghèo lẫn người giàu ưa thích, ăn cùng quán, với giá khoảng một USD một bát.
"Phở rất thuần Việt, là món ăn độc đáo và đặc trưng của ẩm thực Việt Nam", đầu bếp Phạm Ánh Tuyết nói. "Bánh phở phải được làm bằng tay, sợi được thái đều tăm tắp và không được để lâu quá 4 giờ, gừng phải được nướng, nước xương bò và các loại gia vị phải được ninh sủi bọt từ từ trong vòng ít nhất 8 tiếng trên bếp than".
"Mùi thơm của phở là một phần của vẻ đẹp của món ăn này", bà Tuyết, người nổi tiếng với nghê thuật nấu nướng truyền thống, cho biết thêm. "Không đất nước nào khác có thể làm được những món như phở - một trong những bí mật chính là nước xương phải trong và thơm", bà tiết lộ với phóng viên tại cửa hàng nhỏ của mình, nằm ở tầng trên cùng của một ngôi nhà gỗ tại phố cổ Hà Nội.
Nguồn gốc của phở là từ Pháp hay từ Nam Định?
Nguồn gốc chính xác của phở không rõ ràng và vẫn còn đang gây tranh cãi lớn tại Việt Nam. Nó được làm một cách truyền thống với thịt bò, nhưng gà cũng đã được sử dụng kể từ những năm 1940 khi sự đô hộ của phát xít Nhật gây ra tình trạng khan hiếm thịt bò.
Thịt bò không phổ biến tại Việt Nam thời đó, bởi bò thường được sử dụng như một công cụ lao động, nhưng dưới ách đô hộ của thực dân Pháp với truyền thống ăn thịt bò, xương và những mẩu bạc nhạc được dùng để nấu súp.
Một vài chuyên gia, như Didier Corlou, cựu bếp trưởng tại Metropole Hà Nội, người đã giới thiệu về phở với các thực khách sành ăn quốc tế trong hàng thập kỷ, lý luận rằng phở là "món ăn Việt với ảnh hưởng từ Pháp".
"Cái tên 'phở' có thể bắt nguồn từ 'pot au feu' – một món ăn Pháp", Corlou cho biết, chỉ ra sự tương đồng giữa các món ăn này, bao gồm hành nướng ở món ăn Pháp và hẹ nướng ở phở.
Một lý thuyết khác, Corlou nói, là món phở đầu tiên được bán bởi những người hàng rong gánh một cái nồi và một cái bếp lò đất – "coffre-feu" trong tiếng Pháp – cái tên này đến từ tiếng kêu "feu" khi món ăn đã sẵn sàng.
pho-879552-1368258044_600x0.jpg
Phở Thìn, một trong những quán phở lâu đời nổi tiếng ở thủ đô. Ảnh: AFP
Một số ý kiến khác cho rằng phở có nguồn gốc từ một người nấu ăn lành nghề tại Nam Định – từng là trung tâm dệt may lớn nhất Việt Nam, nơi cả công nhân người Pháp và người Việt làm việc – và đầu bếp này đã nghĩ ra một món ăn có thể làm vừa lòng công nhân của cả hai quốc tịch.
Nhiều người Việt Nam mạnh mẽ phản đối bất cứ ảnh hưởng nào của Pháp trên các món ăn dân tộc của mình, lý luận rằng món ăn này ở thời tiền thực dân và mang vẻ độc đáo của miền Bắc Việt Nam.
Nhưng bất kể câu chuyện thực sự là như nào, "phở là một trong những món súp ngon nhất", Corlou nói. "Đối với tôi ẩm thực Việt Nam là ngon nhất thế giới".
Phở cá hồi hay gan ngỗng?
Corlou nói rằng dù những nguyên liệu chính của phở vẫn được giữ nguyên, thì món ăn này đã có sự biến đổi.
Ví dụ, tại ba nhà hàng của ông ở Hà Nội, ông đưa ra món phở cá hồi hay phở gan ngỗng với giá 10 USD một bát. "Bạn không thể đặt phở vào bảo tàng", ông nói.Trong thập kỷ cuối cùng, nhiều phiên bản của món ăn này, bao gồm phở cuốn được làm từ những bánh phở chưa được cắt, cũng đã xuất hiện. Bởi người Việt Nam trở nên giàu có hơn, những loại phở đắt tiền hơn, trong đó có phở bò Kobe với giá 40 USD, cũng ra đời.
Nhưng ngoài việc cho thêm nhiều thịt, không có nhiều cách để cải tiến món phở, Tracey Lister, một đầu bếp tại Hà Nội và là một chuyên gia ẩm thực cho biết. Cô cho rằng Việt Nam xứng đáng có danh tiếng với món phở nổi tiếng của mình.
"Đây là món ăn tuyệt vời, nổi tiếng, và tôi nghĩ rằng đây là món ăn chỉ của Việt Nam", Lister, giám đốc trung tâm nấu ăn Hà Nội, cho biết. "Phở thực sự đại diện cho ẩm thực Việt Nam. Đó là một món ăn đơn giản nhưng tinh tế. Nó rất thanh lịch và cổ điển".
Theo Vietnam Plus
=======================================

http://ngoisao.net/tin-tuc/thu-gian/an-choi/pho-va-nhung-mon-bien-tau-ngon-mieng-2888103.html


Phở và những món biến tấu ngon miệng

Phở chiên, phở cuốn, phở trộn... là những món ăn hấp dẫn được biến tấu từ món phở truyền thống của người Việt.

Phở chiên
Có nguồn gốc từ miền Bắc, phở chiên có cách chế biến gần giống món bột chiên của người miền Nam, nhưng lại công phu và cầu kỳ hơn. Cái hấp dẫn của món ăn này chính là bánh phở chiên giòn bên ngoài nhưng lại không bị cứng, bên trong sợi phở vẫn mềm dai rất vừa miệng.
pho-chien-8808-1380600861.jpg
Phở chiên có cách chế biến gần giống với món bột chiên của người miền Nam. Ảnh: H.P.
Thành phần chính của món ăn là bánh phở thái thành sợi dài. Một lượng bánh phở vừa đủ được cho vào một chiếc bát lớn. Trứng gà lấy lòng đỏ, đánh tan với ít hạt nêm, bột ngô. Chế hỗn hợp đó lên bánh phở rồi để trong khoảng 15 phút. Dầu được đun sôi, cho bánh phở vào, dàn mỏng ra rồi chiên giòn vàng. Các nguyên liệu như cải ngọt, giá, cà rốt, hành lá được thái mỏng xào chung với thịt bò cùng ít gia vị. Khi ăn, bánh phở chiên được bày ra đĩa, các nguyên liệu ăn kèm được cho lên trên, bên cạnh là chén nước tương ớt.
 Phở gà trộn
Phở gà trộn được chế biến đơn giản từ nguyên liệu chính của món phở gà nước cổ điển nhưng được thay đổi một chút trong cách ăn. Không cho tất cả các nguyên liệu vào bát và chan nước dùng vào như cách thông thường, các nguyên liệu được trộn đều với nhau cùng nước tương chua chua ngọt ngọt.
pho-tron-3627-1380600861.jpg
Phở gà trộn vừa đậm đà vừa có vị ngọt thịt ngon miệng. Ảnh: H.P.
Thịt gà là thành phần chính của món ăn. Gà ta thịt chắc, khi ăn mềm nhưng hơi dai dai và có vị ngọt. Gà dùng để trộn thường được thái thành lát hoặc xé nhỏ, thấm gia vị, đem lại sự đậm đà khi ăn. Khi ăn phở trộn, lúc nào cũng có chén nước dùng riêng để ăn kèm.
Phở cuốn
Món ăn đơn giản với bánh phở, thịt bò, các loại rau thơm... được cuốn tròn như món gỏi, ăn kèm với nước chấm chua ngọt. Thịt bò rửa sạch thái lát mỏng vừa ăn, ướp chung với các loại gia vị, thời gian ướp thịt không quá lâu, chừng hơn nửa giờ là đủ. Sau đó, cho lên chảo và xào vừa chín tới, không xào quá chín vì làm thịt dai, mất đi vị ngọt.
pho-cuon-2023-1380600861.jpg
Phở cuốn là món ăn vặt nồi tiếng của đất Hà Nội nhưng cũng được bán nhiều ở Sài Gòn. Ảnh: H.P.
Bánh phở dùng để cuốn là loại bánh mỏng, mềm nhưng dai. Khi cuốn xong, món ăn có màu trắng trong, vỏ không bị rách nát thì mới là bánh phở ngon. Để cuốn phở rất đơn giản, một miếng bánh phở hình vuông hoặc chữ nhật được trải ra mâm, cho lên trên các loại rau như xà lách, húng quế, ngò rí... xúc thịt vừa xào xong vào giữa bánh phở, nhẹ nhàng cuốn lại gọn gàng trong lớp bánh phở trắng ngần mềm mượt bên ngoài. Ăn kèm là chén nước chấm đậm đà hơi cay.
Phở chua
Phở chua là một món ăn đặc sản cùa vùng đất Lạng Sơn. Thành phần của món ăn ngoài bánh phở còn có: thịt xá xíu, xíu dạ dày, mực khô xé, lạp xường, xúc xích, ca la thầu (củ cải dầm), hành khô, lạc giã, rau thơm và khoai lang thái sợi chiên vàng. Điều đặc biệt nhất trong món ăn chính là vị chua ngọt của nước dùng, vừa đem đến sự lạ miệng lại không mang cảm giác ngấy cho người ăn. Để làm nước dùng chua này thì có rất nhiều cách, người ta có thể tạo vị chua từ nước sốt me hay nước muối dưa hoặc làm từ cà chua, giấm ăn cùng hành tỏi phi thơm và một số loại gia vị khác.
pho-chua-2508-1380600862.jpg
Đĩa phở chua nhiều màu sắc rất đẹp mắt của người dân xứ Lạng. Ảnh: Shironeko.
Khi thưởng thức món này, thực khách sẽ được nếm đầy đủ các hương vị chua, ngọt, mặn, cay... một cách rất hài hòa. Không chỉ vậy, chính nhờ sự đa dạng về hương vị nên mặc dù có nhiều thịt cũng không làm người ăn cảm giác ngấy khi ăn.
Huấn Phan

Saturday, March 1, 2014

Discovery Channel - Ultimate Journeys Vietnam